Trang ChủUncategorized1 gói mì bao nhiêu calo? Ăn mì tôm béo không?

1 gói mì bao nhiêu calo? Ăn mì tôm béo không?

Mì tôm là món ăn khoái khẩu của nhiều người và trở thành thực phẩm thay thế cho nhiều bữa ăn chính trong ngày. Tuy nhiên ít ai biết rằng 1 gói mì bao nhiêu calo và với hàm lượng calories như vậy thì có gây ra tình trạng thừa cân, béo phì không? Cùng Beauty Nation tìm hiểu mì gói bao nhiêu calo và những tác hại “kinh hoàng” của mì tôm đối với cân nặng và sức khỏe nhé.

1 gói mì bao nhiêu calo? Ăn mì tôm béo không?

1 gói mì bao nhiêu calo? Thành phần dinh dưỡng trong 1 gói mì

1 gói mì bao nhiêu calo?

Các chuyên gia dinh dưỡng ước tính trong 108 gram mì tôm có chứa khoảng 648 calo, nghĩa là 1 gói mì thông thường sẽ rơi vào khoảng 250 – 400 calo. Đây là lượng calo tương đối lớn, chiếm đến ¼ tổng năng lượng mà một người trưởng thành cần nạp vào mỗi ngày. Do vậy,  những ai đang có ý định giảm cân nên cân nhắc ăn mì tôm sao cho phù hợp để hạn chế nạp quá nhiều calo vào cơ thể.

Hàm lượng calories trong mì tôm rất cao nhưng thiếu hụt trầm trọng các chất dinh dưỡng khiến nhiều người quyết định ăn mì tôm kèm với rau, thịt, trứng. Tuy nhiên, thói quen này hàm lượng calories tăng vượt trội. 

1 gói mì bao nhiêu calo còn tùy thuộc vào loại mì, cách chế biến và nhãn hiệu

Ngoài ra, 1 gói mì bao nhiêu calo còn tùy thuộc vào từng loại mì, cách chế biến và công thức của nhà sản xuất. Dưới đây là hàm lượng calories trong các loại mì tôm phổ biến tại Việt Nam hiện nay:

Mì tôm

Hàm lượng calories

1 gói mì tôm Hảo Hảo sa tế tôm 75g 350 kcal
1 gói mì Miliket (65g) 320 kcal
1 gói mì 3 miền tôm hùm (75g) 380 kcal
1 gói mì Omachi (80g) 284 kcal
1 gói mì Cung Đình (80g) 273 kcal
1 gói mì gấu đỏ (75g) 284 kcal
1 gói mì Koreno 100g 365-590 kcal
Mì cay (100g) 524 kcal
Mì trộn tương đen (135g) 350-420 kcal
Mì tôm trẻ em 157 kcal

Hàm lượng calories trong các loại mì gói phổ biến

1 gói mì bao nhiêu calo

Giá trị dinh dưỡng trong 100g mì tôm gồm:

  • Carbs: 89.4g
  • Chất béo: 24.4g
  • Protein: 15g
  • Natri (muối): 1%DV

Bạn có thể tham khảo thêm hàm lượng dinh dưỡng trong 1 gói mì tôm quốc dân Hảo Hảo (75g) chứa:

  • Carbs: 51,4g
  • Chất béo: 13g
  • Chất đạm: 6,9g

Mì nước và mì xào, mì nào nhiều calories hơn?

Mì xào chần qua nước sôi loại bỏ chất béo và lớp màng trên bề mặt

Mì gói thường được chế biến thành mì nước hoặc mì xào tùy vào sở thích ăn uống của từng người. Vậy một câu hỏi được đặt ra là mì nào nhiều calories hơn?

Xét về thành phần và khối lượng tịnh thì lượng calo của hai loại mì này không có sự khác biệt quá nhiều. Nếu mì nước chỉ gồm vắt mì, dầu ăn, rau củ sấy và gia vị gói muối thì mì xào lại có vắt mì, rau củ và nước sốt. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định mì xào lại chứa ít calo hơn mì nước. 1 gói mì tôm xào (100g) chỉ bổ sung khoảng 190 calo, thấp hơn khá nhiều so với mì nước. 

Sự chênh lệch calo này chủ yếu do cách chế biến mì tôm. Mì tôm xào cần phải chần qua nước sôi, từ đó loại bỏ được khá nhiều lượng muối, dầu, chất tạo màu và chất bảo quản có trong vắt mì. Khác với mì xào, mì nước trực tiếp chế biến với nước sôi nên giữ lại toàn bộ phần nước mì ban đầu cũng như hàm lượng calo vốn có của nó.

Mì xào chứa ít calo hơn mì nước do cách chế biến

Tuy nhiên, điều này không thật sự chính xác nếu trong quá trình chế biến mì xào, bạn bổ sung thêm gia vị (nước sốt, dầu ăn, sa tế, tương ớt) và các nguyên liệu khác (thịt, hải sản, xúc xích, rau củ) để món mì xào trở nên hấp dẫn và bắt miệng hơn. Lúc này, lượng calo lại có xu hướng tăng lên. Dưới đây là hàm lượng calories trong 100g mì xào phổ biến:

  • Mì xào chay: 225 calo
  • Mì xào hải sản: 245 calo
  • Mì xào trứng: 190 calo

Do đó, nếu muốn cắt giảm hàm lượng calo trong mì nước, bạn nên chần vắt mì qua một lần nước sôi trước khi chế biến để hàm lượng calo trong gói mì tương đương với mì xào.

Ăn mì tôm có béo không?

Ăn nhiều mì tôm gây thừa cân, béo phì

Vậy là chúng ta đã biết được 1 gói mì bao nhiêu calo. Mỗi gói mì nhỏ chứa đến gần 400 calo, chiếm xấp xỉ ¼ lượng calo trung bình cần thiết cho một người trong ngày. Mì chứa nhiều calo rất dễ gây béo phì, đặc biệt là những người có cơ địa dễ tăng cân hoặc đang ăn kiêng theo chế độ. 

Ngoài ra, trong mì tôm chủ yếu chứa carbohydrate – thủ phạm khiến cơ thể tăng đến 33,7% chất béo dư thừa tích tụ gây thừa cân. Muối, chất béo và tinh bột trong dầu ăn lại khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng. Ăn quá nhiều mì tôm còn gây ra tình trạng chán ăn, ăn không đủ bữa, không đúng giờ. Điều này cũng gián tiếp gây ra hiện tượng béo phì.

Một khảo sát do Viện Dinh dưỡng quốc gia thực hiện cho thấy, tỉ lệ béo phì khi ăn mì gói ở giới trẻ cao hơn nhiều so với người trung niên và người cao tuổi. Thói quen ăn mì tôm cùng các thực phẩm khác như trứng, thịt heo, thịt gà, thịt bò…còn khiến hàm lượng calo tăng vọt mất kiểm soát.  Vì thế mà việc giữ dáng và ổn định cân nặng càng trở nên khó khăn hơn.

Ăn mì có tốt không? Tác hại “kinh hoàng” của mì tôm với sức khỏe

Ăn mì gây ra nhiều tác hại đối với cân nặng, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa

Tuy sở hữu hương vị thơm ngon hấp dẫn cùng giá thành tương đối rẻ nhưng ăn mì gói nhiều lại không những không tốt mà còn để lại nhiều tác hại “kinh hoàng” đối với sức khỏe. Dưới đây là những ảnh hưởng tiêu cực của mì gói sẽ khiến bạn không dám ăn nhiều.

Đẩy nhanh quá trình lão hóa

Chất mỡ trong mì tôm thường được bổ sung chất chống oxy hóa để kéo dài hạn sử dụng của mì tôm. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều mì tôm thì chắc chắn nội tiết trong cơ thể sẽ rối loạn và đẩy nhanh quá trình lão hóa. 

Thủ phạm gây bệnh tăng huyết áp, tim mạch

Ăn mì tôm thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là bởi chất béo trong mì ăn liền chủ yếu là transfat và chất béo bão hòa rất có hại cho sức khỏe. Đặc biệt, người cao tuổi hoặc có tiền sử mắc bệnh tim mạch cần hạn chế ăn mì tôm.

Tạo áp lực cho dạ dày và hệ tiêu hóa

Mì ăn liền được xếp vào loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn nếu đang bị đau dạ dày hoặc gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Mì tôm trong quá trình chế biến được qua dầu rồi đem đi sấy khô, được bổ sung rất nhiều hương liệu và chất phụ gia. Thường xuyên ăn mì tôm không những khiến vị giác kém nhanh nhạy mà còn tạo áp lực lên dạ dày trong việc tiêu hóa thức ăn. Điều này gây ra tình trạng rối loạn chức năng dạ dày, đầy hơi, táo bón, đau dạ dày và đặc biệt là biếng ăn.

Gây hại cho gan

Nhiều người có thói quen sử dụng mì hộp để tiện dụng trong quá trình chế biến và dọn dẹp. Tuy nhiên, các hộp nhựa chứa mì tôm nếu ngâm trong nước nóng trên 70 độ sẽ sinh ra các chất cực độc gây hại cho lá gan.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Nhiều người sau khi tìm hiểu 1 gói mì bao nhiêu calo lại thắc mắc tại sao ăn mì lại gây thiếu hụt dưỡng chất? Câu trả lời là trong mì gói chứa rất nhiều tinh bột (carbs), chất béo bão hòa, natri cùng  một lượng nhỏ protein và rất ít chất xơ. Tiêu thụ nhiều mì gói không đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể nên đây không phải thực phẩm lành mạnh cho những người muốn giảm cân. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng ăn mì gói làm sụt giảm đáng kể lượng protein, canxi, vitamin C, vitamin A, phốt pho và sắt.

Tăng nguy cơ ung thư

Để tạo hương vị và kéo dài thời gian bảo quản, nhiều thương hiệu thường cho thêm các thêm một số chất phụ gia như chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Các chất này khi được lưu trữ quá lâu sẽ k bị biến chất, khi vào cơ thể sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó là ung thư. Chưa kể đến trình sấy khô và chiên qua dầu khiến mì tôm sản sinh nhiều chất độc hại như acrylamide gây ung thư.

Gây nóng trong người, nổi mụn

Một vấn đề khiến nhiều người dè chừng khi ăn mì tôm là tình trạng nóng trong và nổi mụn bởi mì tôm chứa ít dinh dưỡng nhưng lại nhiều dầu và chất béo. Mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt protein và chất xơ là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện. 

Cách ăn mì tôm không béo

Mỗi tuần chỉ ăn tối đa 1 gói mì

Không chỉ lo lắng mì gói bao nhiêu calo cũng như tác hại khi ăn mì thì ăn mì gói sao cho khoa học, không ảnh hưởng đến cân nặng cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn mì tôm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích thực hiện:

Ăn mì tôm với lượng vừa đủ

1 gói mì bao nhiêu calo, có gây béo không sẽ tùy thuộc vào số lượng mì bạn ăn. Theo đó, để duy trì cân nặng và đảm bảo sức khỏe, bạn không nên ăn mì gói quá 3 lần/tháng, mỗi lần ăn cũng nên cách nhau nhiều ngày. Ăn trên 2 gói mì tôm/tuần có thể khiến hàm lượng calories tăng vọt gây béo phì.

Ngoài ra khi ăn mì gói, bạn cũng cần lưu ý:

  • Hạn chế sử dụng gói dầu trong gói mì tôm, bởi 90% chất béo của mì nằm ở gói dầu đó.
  • Cắt giảm lượng muối nạp vào cơ thể. Bạn cũng nên thay thế gói súp trong mì tôm bằng bột canh, bột ngọt bên ngoài để hạn chế các chất phụ gia.
  • Chần mì qua nước sôi thay vì ăn mì tôm sống để loại bỏ màng tạo màu và chất béo của mì. Ăn mì tôm sống không những gây đầy bụng mà còn tăng cân vô độ.
  • Không ăn mì tôm vào các bữa chính, hạn chế ăn mì nhiều nhất có thể để không cân bằng dinh dưỡng.
  • Nên đun sôi mì thay vì úp/trần trong qua nước sôi.
Không nên ăn mì hộp 

Không ăn mì tôm vào buổi tối

Nếu quá bận rộn, bạn có thể ăn mì thay cho bữa điểm tâm buổi sáng để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, tuyệt đối bạn không nên ăn mì vào buổi chiều và buổi tối, đặc biệt là đêm khuya. Lúc này, dạ dày hoạt động yếu đi và cạn kiệt năng lượng, dễ tạo áp lực lên hệ tiêu hóa. Lượng calo trong mì không được chuyển hóa hết dễ gây ra mỡ thừa và thừa cân.

Ăn mì tôm với rau củ và thực phẩm trong tháp dinh dưỡng

Ăn mì tôm với rau củ

Đừng quên bổ sung thật nhiều “màu sắc” cho bát mì tôm của mình bằng các loại rau củ như rau chân vịt (rau bina), cải xoăn, cà chua. Rau củ không những làm tăng hương vị cho món ăn mà còn bù đắp dinh dưỡng mà mì tôm không thế cung cấp. Khi ăn mì tôm, bạn nên ăn kèm rau hấp, luộc thay vì rau xào để giảm lượng dầu mỡ và chất béo. Rau hấp cũng giữ được toàn bộ giá trị dinh dưỡng trong rau và khiến món mì thanh đạm, thơm ngon hơn.

Còn nếu muốn mì ăn liền trở nên lành mạnh hơn, bạn nên kết hợp nấu mì cùng một số nguyên liệu  khác trong tháp dinh dưỡng như thịt cá, hải sản, đậu phụ,…

Thay thế muối bằng các loại topping lành mạnh

Thay thế muối bằng các loại topping lành mạnh

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng gia vị bên ngoài để nấu mì và bỏ đi gói muối mì tôm không tốt cho sức khỏe. Bằng việc nấu mì cùng rau, thịt và trứng, hương vị cũng hấp dẫn hơn mà không cần nêm nếm quá nhiều gia vị.

Tuy nhiên, dù kết hợp mì tôm với thực phẩm nào, bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến hàm lượng calories nạp vào cơ thể. Tốt nhất, mỗi lần bạn chỉ nên ăn 1 gói mì tôm với 200g thịt cùng nhiều rau sống để giảm lượng chất béo và năng lượng nạp vào cơ thể. 

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã biết được 1 gói mì bao nhiêu calo và những ảnh hưởng của mì tôm đối với sức khỏe để cân nhắc bổ sung sao cho phù hợp. Mì tôm chưa bao giờ là thực phẩm lành mạnh cho người muốn giảm cân, thậm chí còn là thủ phạm khiến nhiều người bị tăng cân vô độ.

Nguồn kiến thức làm đạp chuẩn y khoa được cập nhật mới nhất tại:

https://www.edocr.com/user/johnsonclinicvn

https://data.world/jonhsonclinic

https://www.kickstarter.com/profile/729607610

https://www.hackster.io

https://www.diigo.com/profile/johnsonclinic

https://www.ddth.com/member.php/1500144-Johnson-Clinic

Bài Viết Mới Nhất

- Advertisement -spot_imgspot_img
Bài Viết Liên Quan
Có thể bạn thích

Mì trứng bao nhiêu calo? Cách ăn mì trứng giảm cân hiệu quả

Mì trứng là món ăn nhanh được nhiều người...
error: Content is protected !!