Trang ChủHỏi ĐápTiêm filler môi có nên không? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện

Tiêm filler môi có nên không? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện

Tiêm filler môi là thủ thuật làm đẹp rất phổ biến, giúp chị em sở hữu dáng môi căng mọng, quyến rũ. Vậy có nên tiêm filler môi hay không? Ưu và nhược điểm khi thực hiện phương pháp này là gì? Cùng tạp chí Beauty Nation tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Tiêm filler môi có nên không?
Tiêm filler môi có nên không?

Tiêm filler môi là gì? Có nên tiêm filler môi hay không?

Tiêm filler môi là thủ thuật tiêm chất làm đầy vào môi, giúp điều chỉnh dáng môi căng mọng, đầy đặn và quyến rũ hơn. Đây là phương pháp hoàn hảo giúp khắc phục tình trạng môi thiếu cân đối, môi mỏng, viền môi thiếu sắc nét. Các chất được tiêm vào môi chủ yếu là acid hyaluronic (HA), Poly-L-Lactic acid và Polymethylmethacrylate (PMMA). 

Ngoài khả năng làm đầy, tiêm filler còn giúp môi hồng hào và tươi tắn hơn, giúp đảm bảo mức độ an toàn và kết quả tự nhiên nhất.

Tiêm filler môi có tác dụng gì?

Tiêm filler môi giúp cải thiện các khuyết điểm trên đôi môi, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời, cụ thể như sau:

  • Làm đầy môi, tạo sự đầy đặn, quyến rũ và gợi cảm cho đôi môi.
  • Cải thiện tình trạng môi không rõ viền, thiếu cân đối giữa môi trên và môi dưới.
  • Kích thích tăng sinh collagen & elastin, cải thiện độ đàn hồi giữa các mô liên kết.
  • Duy trì độ ẩm, giữ nước cho đôi môi luôn tràn đầy sức sống.
  • Giúp tạo ra nhiều kiểu dáng môi thời thượng, phù hợp với gương mặt 
  • Làm mờ các dấu hiệu lão hóa trên môi, lấy lại tự tin cho chị em phụ nữ

Ưu nhược điểm của phương pháp tiêm filler môi

Tiêm filler cũng tương tự rất nhiều các phương pháp thẩm mỹ khác, luôn tồn tại song song những ưu và nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:

Ưu điểm

Sở dĩ tiêm filler môi được nhiều chị em ưa chuộng đến vậy là nhờ hàng loạt các ưu điểm vượt trội dưới đây:

  • Tăng kích thước môi, tạo dáng môi đầy đặn, gợi cảm tự nhiên như thật.
  • Khắc phục các dấu hiệu lão hóa, tạo ra đôi môi căng mọng và mịn màng.
  • Thực hiện nhanh chóng chỉ 30 phút.
  • Hiệu quả tức thì, có thể thấy rõ bằng mắt thường.
  • Thời gian phục hồi nhanh.
  • Không phẫu thuật, an toàn, ít biến chứng.
  • Chi phí ít tốn kém hơn nhiều các thủ thuật làm đẹp khác.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đó, tiêm filler môi vẫn tồn tại một số điểm bất cập như:

  • Có thể gây sưng đau, chảy máu tại vị trí tiêm.
  • Filler bị vón cục khiến hiệu quả thẩm mỹ không được như mong đợi, môi biến dạng, mất cân xứng…
  • Kích hoạt các vết loét lạnh.
  • Nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tiêm chất làm đầy vào mạch máu gây tổn thương động mạch.
  • Không đem lại hiệu quả vĩnh viễn mà chỉ duy trì tạm thời.

Những ai nên và không nên tiêm filler môi

Kỹ thuật tiêm filler môi được các chuyên gia khuyến cáo áp dụng cho các đối tượng khách hàng dưới đây:

  • Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh mạn tính.
  • Người mong muốn sở hữu đôi môi đẹp và làm nổi bật các đường nét trên khuôn mặt.
  • Không bị nhiễm trùng, lở loét vùng miệng.
  • Người có cơ địa môi mỏng, nhân trung dài và phẳng, khóe miệng rộng, môi mất cân xứng… muốn tăng kích thước đôi môi.
  • Môi có nếp nhăn do lão hóa, thói quen hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời.

Ngược lại, các trường hợp dưới nên KHÔNG NÊN tiêm filler để tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra:

  • Người mắc chứng rối loạn đông máu hoặc dị ứng với chất làm đầy.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Có tiền sử mắc bệnh tim, bệnh huyết áp.

Quy trình tiêm filler môi chuẩn Y khoa

Dưới đây là quy trình các bước tiêm filler môi chuẩn Y khoa được thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín:

Quy trình tiêm filler môi chuẩn Y khoa
Quy trình tiêm filler môi chuẩn Y khoa
  • Bước 1: Tư vấn và thăm khám

Các chuyên gia sẽ giải thích chi tiết về quy trình và kỹ thuật tiêm filler môi cho khách hàng. Sau khi thăm khám và lựa chọn dáng môi yêu thích, khách hàng sẽ được bác sĩ tư vấn lộ trình tiêm filler đầy đủ và chi tiết nhất.

  • Bước 2: Làm sạch và tẩy trang

Trước khi thực hiện, vùng môi sẽ được làm sạch cẩn thận để đảm bảo quy chuẩn an toàn cao nhất. Bước này cũng giúp phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng sau khi tiêm.

  • Bước 3: Gây tê

Bác sĩ sẽ gây tê vùng môi bằng một số loại kem bôi ngoài môi như benzocaine, lidocaine hoặc tetracaine. Bước này giúp giảm đau và tạo cảm giác thoải mái hơn cho khách hàng trong suốt quá trình tiêm.

  • Bước 4: Sát khuẩn

Môi được sát khuẩn bằng dung dịch cồn 90 độ hoặc povidine để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

  • Bước 5: Tiêm filler môi

Mỗi lần tiêm filler, bác sĩ sẽ sử dụng khoảng 1ml chất làm đầy, tương đương với ⅕ muỗng cà phê. Kim được đưa vào da ở độ sâu không quá 2,5 mm.

  • Bước 6: Chườm đá

Chườm đá được thực hiện ngay sau khi tiêm để hạn chế tình trạng sưng tấy và bầm tím, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

  • Bước 7: Tư vấn hậu phẫu và đặt lịch thăm khám

Sau khi quá trình tiêm kết thúc, khách hàng được tư vấn cụ thể về các biện pháp chăm sóc và phục hồi tại nhà. Lịch thăm khám cũng được hẹn trước để theo dõi tiến trình điều trị và hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Một số kiểu dáng môi tiêm chất làm đầy đẹp nhất hiện nay

Tiêm môi trái tim có thể tạo ra nhiều kiểu dáng cho chị em lựa chọn. Tùy vào các đường nét trên gương mặt mà bác sĩ sẽ gợi ý và tư vấn cho khách hàng một dáng môi thực sự phù hợp.

Dưới đây là các kiểu môi tiêm filler được chị em ưa chuộng nhất:

  • Tiêm môi trái tim: Chất làm đầy giúp tạo nên độ cong cho viền môi, làm mỏng nhân trung và làm đầy môi trên để tạo môi hình trái tim quyến rũ.
  • Tiêm filler dáng môi cười: Kiểu môi này toát lên sự nhỏ nhắn và đáng yêu nên được nhiều người lựa chọn để tiêm filler.
  • Tiêm filler môi chẻ: Môi dưới được tiêm cho đầy đặn, sau đó tạo một đường chẻ giữa môi.
  • Dáng môi kiểu thuyền đắm: Những người có khuôn miệng rộng nên tiêm filler môi kiểu này.
  • Tiêm filler môi cherry: Đặc điểm của dáng môi này là môi trên và môi dưới dày đồng đều. Tuy nhiên, môi ở giữa sẽ hơi nhô ra.
  • Dáng môi cánh én: Môi cánh én có độ cong vừa phải, tinh tế như cánh én, trông khá giống môi cười nhưng không đầy đặn bằng.
  • Tiêm filler môi đầy đặn: Hai môi trên và môi dưới đầy đặn, cân xứng với nhau.

Tiêm filler môi có an toàn không? Làm thế nào để hạn chế biến chứng khi thực hiện

Tiêm filler là thủ thuật thẩm mỹ an toàn và ít để lại biến chứng khi thực hiện tại các cơ sở chất lượng.  Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn các tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra nếu bạn tiêm filler tại các địa chỉ chưa được cấp phép, bác sĩ chưa có kinh nghiệm, thiếu chuyên môn.

Tiêm filler môi có an toàn không?
Tiêm filler môi có an toàn không?

Dưới đây là một số biến chứng khi tiêm filler môi không đúng kỹ thuật:

  • Sưng, bầm tím.
  • Nhiễm trùng.
  • Nổi u, sưng dưới da.
  • Hoại tử da.

Do vậy, để hạn chế rủi ro khi tiêm filler môi, bạn nên:

  • Lựa chọn bệnh viện/phòng khám uy tín có chuyên khoa da liễu – thẩm mỹ, hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
  • Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thông tin sản xuất filler là hàng chính hãng, đã qua kiểm định chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh sau tiêm filler: Không tác động mạnh vào vùng môi, hạn chế trang điểm, bảo vệ đôi môi trước ánh nắng mặt trời, nghỉ ngơi, ăn uống khoa học.

Cách chăm sóc môi sau khi tiêm filler

Filler môi có thể duy trì hiệu quả trong 6-12 tháng, tùy vào cơ địa và cách chăm sóc hồi phục của mỗi người. Dưới đây là cách chăm sóc sau khi tiêm filler giúp môi căng mọng và bền đẹp hơn:

  • Chườm đá lên môi để hạn chế sưng đau, bầm tím.
  • Không trang điểm, sử dụng son môi cũng như các loại hóa chất trong vòng 24h đầu tiên.
  • Hạn chế tác động mạnh vào môi, không chu môi, không sử dụng ống hút hoặc hút thuốc ít nhất 24h dau khi tiêm filler môi.
  • Ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước để môi hồi phục nhanh chóng.
  • Hạn chế tập thể dục, lao động mạnh dẫn đến đổ mồ hôi trong vòng 24-48 giờ sau khi tiêm.
  • Không uống rượu, sử dụng các chất kích thích, không ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng khiến môi sưng tấy, thâm tím.
  • Thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng môi và đảm bảo môi hồi phục đúng tiến độ.

Tiêm filler môi chỉ thực sự đẹp và an toàn khi thực hiện tại các cơ sở có uy tín, được bộ Y tế cấp phép hoạt động. Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm được các ưu nhược điểm của phương pháp này, tìm đến các chuyên gia giàu kinh nghiệm và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc khoa học để tân trang nhan sắc cho đôi môi thêm gợi cảm, quyến rũ.

Bài Viết Mới Nhất

- Advertisement -spot_imgspot_img
Bài Viết Liên Quan
Có thể bạn thích

7 Cách làm mềm lông vùng kín sau khi cạo hiệu quả tại nhà

Lông mu cứng không chỉ gây ra nhiều phiền...

Sầu riêng bao nhiêu calo? Ăn sao để không béo?

Sầu riêng là loại trái cây đặc sản sở...
error: Content is protected !!