Nhiều nàng bỏ qua bước tẩy da chết cho đôi môi nhưng lại đầu tư cả đống tiền vào son môi, son dưỡng. Kết quả là môi thâm vẫn hoàn thâm, thậm chí còn khô ráp và bong tróc kém thẩm mỹ. Trong bài viết này Beauty Nation sẽ chia sẻ đến bạn tầm quan trọng của bước skincare này và một vài mẹo tẩy da chết môi tại nhà đơn giản, hiệu quả.
Vì sao bạn cần tẩy da chết môi?
Da môi khá nhạy cảm và dễ bị thâm sạm, nứt nẻ do lớp makeup kết hợp với tác động từ môi trường bên ngoài như thời tiết, ánh sáng, khói bụi. Hơn nữa, đôi môi cũng ít được chị em quan tâm, chăm sóc hơn da mặt, da cổ nên lượng tế bào chết bị đào thải mỗi ngày càng lớn. Nếu không được làm sạch kịp thời, các lớp da chết này sẽ khiến môi nhăn nheo, giữ ẩm kém và mất đi độ căng mọng.
Do đó, tẩy da chết môi tại nhà là bước skincare không thể bỏ qua. Nếu không có thói quen tẩy da chết cho đôi môi thì những lý do dưới đây có thể khiến bạn hối hận đấy:
- Làm sạch tế bào da môi nứt nẻ ra khỏi bề mặt, lấy đi bụi bẩn, bã nhờn và lớp makep còn sót lại trong các nếp nhăn trên môi, trả lại vẻ mịn màng căng mướt quyến rũ cho đôi môi.
- Tăng cường khả năng hấp thụ tinh chất từ son dưỡng và mặt nạ môi, tối ưu quy trình skincare và tiết kiệm chi phí đầu tư vào mỹ phẩm.
- Duy trì tính đàn hồi, khỏe mạnh và đánh bay tình trạng môi thâm xỉn.
- Cấp ẩm và cải thiện hiện tượng môi khô nứt nẻ, đặc biệt trong những ngày đông lạnh giá và độ ẩm không khí giảm thấp.
- Môi “ăn son” và lên màu chuẩn đẹp, son bám lâu không lo trôi.
8 cách tẩy da chết môi tại nhà
Khác với da mặt và những vùng da khác trên cơ thể, đôi môi chỉ thích hợp với các nguyên liệu lành tính, mềm mại, đặc tính bào mòn không quá mạnh và gây tổn thương da. Dưới đây là tổng hợp 8 mẹo tẩy da chết môi tại nhà an toàn, đơn giản và hiệu quả để chị em tiện tham khảo và thực hiện thường xuyên.f
Tẩy da chết môi tại nhà bằng kem đánh răng
Không chỉ đánh bay các mảng bám và làm sạch khoang miệng, kem đánh răng còn có thể tẩy sạch tế bào chết môi nhờ hàm lượng fluor, canxi, ancol,… dồi dào. Mẹo tẩy da chết môi tại nhà từ chính tuýp kem đánh răng vừa nhanh gọn, tiện lợi lại đặc biệt an toàn và tiết kiệm thời gian cho các chị em không có quá nhiều thời gian chăm sóc bản thân.
Các bước thực hiện:
- Thoa nước tẩy trang hoặc dầu tẩy trang lên môi để làm sạch bụi bẩn và lớp makeup trong cả ngày dài.
- Lấy một lượng kem đánh răng nhỏ như hạt đậu thoa lên môi, chà nhẹ theo hình xoắn ốc từ ngoài vào trong khoảng 5 phút.
- Bỏ lớp kem đánh răng trên môi đi bằng nước ấm.
Tẩy da chết môi tại nhà bằng vaseline và đường
Tận dụng lọ vaseline dưỡng ẩm trong tủ đồ skincare kết hợp với những hạt đường nhỏ li ti được ngay hỗn hợp tẩy da chết và cấp ẩm cho môi hiệu quả. Ngay sau khi thực hiện, bạn sẽ bất ngờ với diện mạo căng mịn, hồng hào tươi tắn của đôi môi.
Các bước thực hiện:
- Trộn đều ½ thìa kem Vaseline và ½ thìa đường nâu đến khi nhuyễn mịn.
- Làm ướt và thấm bớt nước trên môi, đắp toàn bộ kem Vaseline mix đường lên da môi, chà nhẹ và giữ yên khoảng 5 phút.
- Lấy tay cảm nhận da chết bong ra hết thì rửa sạch môi cùng nước ấm.
Tẩy da chết môi tại nhà bằng mật ong, dầu dừa, đường nâu
Lọt top những nguyên liệu không thể thiếu trong quy trình skincare da nhạy cảm chính là dầu dừa. Ngoài đặc tính dưỡng ẩm tuyệt vời, dầu dừa còn giúp đánh bay các lớp tế bào chết sần sùi, nứt nẻ, thâm sạm. Sử dụng dầu dừa để tẩy da chết môi tại nhà được nhiều chị em ưu ái và tự tin hơn với đôi môi mướt mịn trước mọi thay đổi của thời tiết.
Các bước thực hiện:
- Với ½ thìa đường nâu, 1 thìa dầu dừa và 1 thìa mật ong, bạn khuấy đều đến khi hỗn hợp sệt lại.
- Làm sạch môi cơ bản với nước ấm, sau đó thoa hỗn hợp này lên bờ môi, massage tròn đều liên tục đến khi môi khô lại.
- Cuối cùng, lấy nước ấm rửa đi lớp mặt nạ môi để giữ được độ ẩm và màu sắc tươi tắn tự nhiên.
Tẩy da chết môi tại nhà bằng chanh, đường, mật ong
Mật ong nguyên chất sở hữu đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, làm sạch và dưỡng mềm môi. Không dừng lại ở đó, tác dụng tẩy da chết môi tại nhà còn được nhân hai, nhân ba nếu có sự góp mặt của tính axit từ chanh tươi và những hạt đường nhỏ li ti. Chị em không cần tốn tiền mua kem tẩy da chết môi nhưng vẫn an tâm khi toàn bộ da môi bong tróc được loại bỏ.
Các bước thực hiện:
- Hòa tan 1 thìa mật ong với 1 thìa nước chanh và 1 thìa đường.
- Thoa hỗn hợp và chà nhẹ môi bằng tay hoặc bàn chải đánh răng, đợi thêm 5 phút dưỡng môi để các dưỡng chất thẩm thấu hoàn toàn..
- Làm sạch môi lần nữa để da thoáng mịn và hồng hào trở lại.
Tẩy da chết môi tại nhà bằng chanh, muối, mật ong
Ngoài đường, mật ong và chanh còn có thể kết hợp với muối để tạo nên hỗn hợp tẩy da chết và chăm sóc môi với đầy đủ vitamin và dưỡng chất.
Các bước thực hiện:
- Trộn đều nước chanh, mật ong và muối theo tỉ lệ 1:1:1.
- Thoa và thoa tròn hỗn hợp liên tục trên môi vài phút.
- Làm sạch môi để kết thúc quá trình tẩy da chết.
Tẩy da chết môi tại nhà bằng bã cà phê và dầu oliu
Bã cà phê là một trong những hoạt chất nghe có vẻ xa lạ nhưng lại mang đến tác dụng làm sạch da chết và bụi bẩn tuyệt vời. Chẳng thế mà bã cà phê xuất hiện trong rất nhiều sản phẩm tẩy da chết, đặc biệt là cho đôi môi. Tinh ý phối hợp bã cà phê với dầu oliu là combo hoàn hảo chăm dưỡng môi khỏe mạnh, mềm mịn và căng mọng quyến rũ.
Các bước thực hiện:
- Trộn bã cà phê xay mịn với dầu oliu tỉ lệ 1:1.
- Nhẹ nhàng thoa cà phê mix oliu lên khắp môi, ủ nhẹ và dùng bàn chải chà vài đường cơ bản khoảng 5 phút.
- Massage cho môi ấm lên thì làm sạch hỗn hợp trên môi.
Tẩy da chết môi tại nhà bằng mật ong và yến mạch
Nếu môi không chỉ khô rát mà còn ủ rũ, thâm sạm thì rất có thể bạn nên tăng cường dưỡng chất cho vùng da môi. Bộ đôi mật ong và yến mạch sẽ giúp bạn làm tốt việc này nhờ nhóm vitamin B, E và các axit amino. Khi được dưỡng ẩm đầy đủ, đôi môi sẽ nhanh chóng mềm mịn và xinh xắn.
Các bước thực hiện:
- Đem 1 thìa bột yến mạch trộn đều với 1 thìa mật ong.
- Rửa sạch và làm ướt môi với nước ấm.
- Tranh thủ môi vẫn ẩm thì thoa yến mạch mix mật ong lên môi tầm 5 phút, tiếp đó bạn rửa môi lại với nước ấm cho mềm mịn.
Tẩy da chết môi tại nhà bằng chanh và baking soda
Đặc tính kháng khuẩn và axit citric trong nước chanh kết hợp cùng tác dụng tẩy trắng nhẹ nhàng của baking soda giúp tẩy da chết môi tại nhà an toàn, dịu nhẹ và cực kỳ hiệu quả.
Các bước thực hiện:
- Trộn nước cốt chanh với baking soda theo tỉ lệ 1:1.
- Bôi hỗn hợp chanh mix baking soda lên môi và ủ tối thiểu khoảng 5 phút.
- Massage nhẹ rồi loại bỏ hỗn hợp này trên môi với nước ấm.
Những ai nên tẩy da chết môi tại nhà
Ai cũng nên tẩy da chết môi tại nhà nếu không muốn đôi môi thâm sạm, nhăn nheo, bong tróc thường xuyên. Chị em càng cần chú ý tẩy da chết môi trong những ngày thời tiết hanh khô, nắng nóng và makeup dày đặc.
Tuy nhiên nếu môi đang bị lở loét, có vết thương hở và nứt nẻ thì chị em không nên tẩy da chết môi tại nhà. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào quy trình dưỡng môi đến khi môi lành hẳn mới tiến hành tẩy tế bào chết.
Một số lưu ý cần biết khi tẩy tế bào chết môi tại nhà
Tẩy da chết môi tại nhà không tốn quá nhiều thời gian nhưng hiệu quả sau khi thực hiện lại cực kỳ bất ngờ. Để đảm bảo an toàn và giúp môi hồng hào tự nhiên, chị em đừng bỏ qua một số lưu ý dưới đây:
- Chỉ tẩy da chết cho đôi môi khi môi hoàn toàn lành lặn, không bị viêm nhiễm hay có vết thương hở.
- Duy trì tẩy tế bào chết môi 1-2 lần/tuần để da môi không bị bào mòn và đau rát, nứt nẻ.
- Khi tẩy da chết, nên dùng tay massage hoặc chà nhẹ bằng bàn chải đánh răng khoảng 5 phút để da chết bong ra hoàn toàn.
- Thoa son dưỡng và chống nắng thường xuyên cho đôi môi sau khi tẩy da chết tại nhà.
- Lựa chọn nguyên liệu phù hợp hoặc có thể kết hợp nhiều mẹo tẩy da chết môi tại nhà để tăng cường hiệu quả dưỡng và chăm sóc đôi môi.
Tẩy da chết môi tại nhà không hề phức tạp mà có thể tối ưu và tiết kiệm bằng chính những nguyên liệu tự nhiên. Hãy chăm sóc đôi môi của mình ngay từ thói quen tẩy da chết thường xuyên để đôi luôn căng mọng quyến rũ và khuôn mặt tươi tắn, xinh xắn hơn.
Theo dõi các liên kết Social dưới đây để cập nhật kiến thức làm đẹp mới nhất!
https://pastebin.com/u/JohnsonClinic
https://www.smashwords.com/profile/view/JohnsonClinic
https://www.reverbnation.com/control_room/fan/6509314/preferences
https://www.fanfiction.net/account/profile.php
https://answers.informer.com/user/Johnson+Clinic