Viêm nang lông là một bệnh lý da liễu phổ biến, dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý và tính thẩm mỹ của làn da. Bài viết này sẽ đưa ra hướng dẫn về phác đồ điều trị viêm nang lông hiệu quả một cách cụ thể. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ với những phương pháp điều trị phù hợp dành cho người bệnh.
Điều trị viêm nang lông như thế nào là tốt nhất?
Phác đồ điều trị viêm nang lông hiệu quả an toàn
Sau khi được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn hướng điều trị phù hợp. Phác đồ điều trị viêm nang lông sẽ dựa theo 4 nguyên tắc chủ yếu gồm:
- Loại bỏ những yếu tố thuận lợi đẩy nhanh yếu tố viêm nhiễm.
- Giữ vệ sinh cá nhân bằng việc tắm rửa, sử dụng xà phòng diệt khuẩn…
- Không cào gãi, hay cố ý chà xát mạnh gây kích thích các thương tổn.
- Sử dụng các dung dịch sát khuẩn hoặc kháng sinh bôi tại chỗ, dùng kháng sinh toàn thân để kiểm soát triệu chứng bệnh.
Dựa theo các nguyên tắc này, người bệnh viêm nang lông có thể áp dụng các bước điều trị như sau:
Sử dụng dung dịch sát khuẩn và vệ sinh da
Để làm sạch các nang lông, bề mặt da và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm, chúng ta cần phải dùng các loại dung dịch sát khuẩn hiệu quả, nhằm cải thiện tình trạng viêm nhanh chóng. Có thể cân nhắc chọn loại dung dịch phù hợp, không gây khô rát hay kích ứng da và an toàn nếu sử dụng trong thời gian dài, dùng được cho trên diện tích vùng da rộng.
Hiện nay, không có quá nhiều loại dung dịch sát khuẩn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, hầu hết các phác đồ điều trị viêm nang lông thường sẽ sử dụng các sản phẩm sau:
- Povidone – iodine 10%
- Dung dịch sát khuẩn chứa acid hypochlorous
- Dung dịch Chlorhexidine 4%
- Hexamidine 0.1%
Để đạt hiệu quả làm sạch da cao nhất, người bệnh được khuyến cáo sử dụng dung dịch sát khuẩn từ 2 – 4 lần/ ngày.
Phác đồ sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm nang lông
Sát khuẩn vệ sinh da và kết hợp dùng thêm thêm kháng sinh phù hợp
Sau bước sát khuẩn vệ sinh da, người bệnh phải kết hợp dùng thêm loại kháng sinh phù hợp với công dụng loại bỏ tất cả các ổ vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng… gây ra viêm nhiễm. Các trường hợp viêm lỗ chân lông nhẹ thường được chỉ định dùng một trong các loại kem bôi, thuốc mỡ kháng sinh sử dụng tại chỗ trong vòng 7 – 10 ngày. Ví dụ như:
- Kem bôi, thuốc mỡ chứa axit Fusidic, bôi từ 1 – 2 lần/ ngày.
- Thuốc mỡ Neomycin, liều dùng 2 – 3 lần/ ngày.
- Thuốc mỡ Mupirocin 2%, liều bôi từ 3 lần/ ngày.
- Kem bôi Silver sulfadiazine 1%, bôi từ 1 – 2 lần/ ngày.
- Dung dịch Clindamycin, với liều bôi 1 – 2 lần/ ngày.
- Dung dịch Erythromycin, liều dùng 1 – 2 lần/ ngày.
Trường hợp viêm nang lông nặng nên xử lý thế nào?
Cần được kê đơn kết hợp sử dụng thuốc bôi tại chỗ với điều trị toàn thân bằng một vài loại kháng sinh. Thời gian điều trị tối đa trong khoảng 7 – 10 ngày, cụ thể như sau:
Cloxacilin
- Đối với người lớn: Dùng ở dạng uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, cứ 6 giờ sử dụng liều 2050 – 500mg.
- Đối với trẻ em: Trẻ có cân nặng dưới 20kg, cách 6 giờ sử dụng 125 – 25mg/ kg.
Amoxicillin/ Clavulanic
- Đối với người lớn: Sử dụng liều 875/125mg chia thành 2 lần uống trong ngày.
- Đối với trẻ em: Sử dụng liều 25mg/ kg/ ngày chia thành 2 lần uống.
Phác đồ điều trị viêm nang lông dành cho ai?
Clindamycin
- Đối với người lớn: Sử dụng liều 300 – 400mg chia thành 3 lần uống hoặc truyền tĩnh mạch.
- Đối với trẻ em: Sử dụng 10 – 20mg/ kg/ ngày chia thành 3 lần uống hoặc truyền tĩnh mạch.
Vancomycin
- Đối với trường hợp bị viêm nang lông do tụ cầu vàng kháng methicilin sẽ được chỉ định dùng thuốc Vancomycin.
- Đối với người lớn: Sử dụng liều 30mg/ kg/ ngày, chia thành 4 lần dùng trong ngày. Thuốc dùng kiểu pha loãng tiêm tĩnh mạch chậm.
- Đối với trẻ em: Sử dụng liều 40mg/ ngày chia thành 4 lần dưới dạng tiêm tĩnh mạch chậm cứ 6 tiếng 1 lần hoặc sẽ truyền tĩnh mạch 10mg/ kg.
Cách phòng ngừa tái phát bệnh viêm nang lông
Để ngăn ngừa việc tái phát viêm nang lông, người bệnh cần phải giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với các nguyên nhân và tác nhân gây bệnh. Đồng thời, còn cần áp dụng những biện pháp sau đây:
- Giữ vệ sinh cá nhân một cách sạch sẽ, nhất là trong các trường hợp tái phát cần đảm bảo vệ sinh kỹ các ổ vi khuẩn nằm ở các kẽ da trên má, vùng rãnh mũi hay rãnh liên mông…
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân như môi trường nóng ẩm, dầu mỡ, hóa chất công nghiệp,…
- Điều trị các tổn thương trên da một cách nhanh chóng ngay khi phát hiện các triệu chứng bùng phát.
Phác đồ điều trị viêm nang lông được chỉ định ở từng trường hợp cụ thể sẽ khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần phải chủ động thăm khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất. Khuyến khích bạn chọn lựa các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu uy tín để được hướng dẫn điều trị viêm nang lông theo đúng phác đồ hiệu quả và đảm bảo an toàn.