Cấy mi sinh học đang dần trở thành xu thế làm đẹp trên nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới tại Việt Nam. Nhiều chị em lo lắng cấy mi sinh học có thể phải phẫu thuật hoặc gây hại cho mắt. Vậy cấy mi sinh học có an toàn không? Phương pháp này có gây hại cho mắt không? Cùng Beauty Nation đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Cấy mi sinh học nano là gì?
Cấy mi sinh học (hay cấy mi nano) ứng dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại để cấy tế bào gốc vào mi mắt yếu, thưa và mỏng. Phương pháp này giúp kích thích nang lông phát triển tự nhiên, tự mọc dài, dày và cong vút như ý muốn. Cấy mi sinh học sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với nối mi hoặc gắn mi giả truyền thống, hạn chế tổn thương, đau đớn chảy máu và không gây cộm mắt.
Cấy mi sinh học nano được giới chuyên gia khen ngợi bởi nhiều ưu điểm vượt trội sau:
- Giải quyết tận gốc tình trạng mi thưa, trụi mi với công nghệ kích thích nang lông mi đang yếu ớt trở nên khỏe mạnh hơn.
- Sử dụng 100% tế bào gốc có độ tương thích cao cùng tinh chất protein ampoule không gây tổn thương, đau đớn hay chảy máu.
- Tái sinh hàng lông mi mọc dày, đều và chắc khỏe tự nhiên. Tế bào nang tóc khỏe mạnh khi cấy vào lông mi giống đến 80% mi thật. Mi cấy sinh học cũng giữ được lâu hơn và khỏe mạnh hơn các phương pháp gắn mi, nối mi trước kia.
Quy trình thực hiện cấy mi sinh học
Để biết được cấy mi sinh học có an toàn không thì chị em cần hiểu quy trình thực hiện chuẩn y khoa tại các địa chỉ làm đẹp uy tín. Dưới đây là 4 bước cấy mi sinh học đạt chuẩn an toàn và hiệu quả thẩm mỹ do các y bác sĩ chia sẻ:
Bước 1: Thăm khám tình trạng mi và mắt
Đầu tiên, các y bác sĩ có chuyên môn sẽ tiến hành kiểm tra nang lông mi và nang tóc kỹ càng để chắc chắn về khả năng cấy mi và số lượng mi cần cấy. Dựa vào đó, các y bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cấy mi và mô phỏng hình ảnh hàng mi sau khi cấy để khách hàng có cái nhìn trực quan nhất, từ đó quyết định có nên cấy mi sinh học hay không.
Bước 2: Thực hiện bóc tách nang tóc
Trước khi cấy mi, bác sĩ sẽ khử trùng dụng cụ và vùng tóc sau gáy để chiết tách các nang tóc khỏe mạnh. Các nang tóc sau khi được cắt, tỉa gọn gàng sẽ tiếp tục được sàng lọc và tuyển chọn ra những nang tóc khỏe nhất bước vào quá trình cấy mi sinh học.
Bước 3: Cấy nang tóc vào bờ mi
Cấy nang tóc vào lông mi là bước quan trọng nhất đòi hỏi tay nghề của đội ngũ y bác sĩ và công nghệ cấy mi. Bác sĩ tiến hành vệ sinh vùng mi mắt, sau đó cấy nang tóc vào những vị trí mi yếu, rụng và thưa. Cuối cùng, để ổn định các nang mi mới cấy, bác sĩ dùng băng quấn từ sau đầu ra trước mi.
Bước 4: Chăm sóc sau cấy mi
Khi quá trình cấy mi sinh học hoàn thành, khách hàng sẽ được chăm sóc và nghỉ ngơi ít phút. Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra lần cuối và hướng dẫn quy trình chăm sóc mi tại nhà đúng cách và hẹn lịch tái khám định kỳ.
Cấy mi sinh học có an toàn không?
Về bản chất, cấy mi sinh học không sử dụng mi giả, mi dán hay cấy sợi tóc vào mi mắt. Sợi mi sau khi cấy sinh học hoàn toàn là mi thật nên không gây cộm mắt, đau đớn và đạt hiệu quả thẩm mỹ lâu dài.
Vậy cấy mi sinh học có an toàn không? Phương pháp này ngoài những ưu điểm vượt trội kể trên vẫn tiềm ẩn một số nhược điểm và rủi ro cho mắt và mi chị em nên cân nhắc:
- Cấy mi sinh học phẫu thuật xâm lấn và gây tê, vậy nên có thể để lại một số rủi ro nhất định như dị ứng, nhiễm trùng hoặc sốc phản vệ.
- Nguy cơ viêm nhiễm bờ mi nếu nang tóc không thích ứng do cấu trúc vị thể nang tóc và mi là khác nhau..
- Cấy mi sinh học tại cơ sở thiếu uy tín, kém chất lượng rất dễ bị tắc lỗ tuyến sụn mi, mi mọc lệch, không thẳng hàng, chọc vào mắt khiến giác mạc bị tổn thương. Công nghệ và kỹ thuật cấy mi lỗi thời cũng khiến mi bị hỏng và rụng dần.
- Ngoài ra, nếu không chú ý chăm sóc hậu thẩm mỹ đúng cách thì rất có thể chị em sẽ bị nhiễm trùng mi.
Một số lưu ý khi cấy mi sinh học
Để cấy mi sinh học đảm bảo an toàn tuyệt đối và tránh được các biến chứng nguy hiểm nêu trên thì chị em cần đặc biệt lưu ý:
- Lựa chọn cơ sở cấy mi chất lượng, uy tín với công nghệ trang thiết bị hiện đại và được khách hàng đánh giá phản hồi tích cực để thực hiện cấy mi sinh học.
- Đảm bảo mắt và mi hoàn toàn khỏe mạnh, không gặp bất cứ vấn đề gì tiền phẫu cấy mi.
- Chăm sóc mi mắt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh để mắt tiếp xúc với nước và các tác nhận gây hại từ môi trường (khói bụi, ánh mặt trời, ánh sáng xanh, mồ hôi…), vệ sinh vùng mắt bằng nước muối sinh lý, hạn chế trang điểm, chuốt mascara, tẩy trang hoặc đeo kính áp tròng.
- Nếu phát hiện vùng mi mắt có các dấu hiệu bất thường như sưng tấy, viêm nhiễm, mi mọc lệch, đâm vào mắt…, chị em nên ghé cơ sở cấy mi để kiểm tra và thăm khám kịp thời.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho mắt bằng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, khoa học để hàng lông mi khỏe mạnh và hạn chế gãy rụng.
- Chờ mi phát triển ổn định sau tối thiểu 3 tháng mới được cắt tỉa mi theo đội dài mong muốn.
Có thể thấy cấy mi sinh học có an toàn không còn phụ thuộc vào cơ sở thẩm mỹ, công nghệ máy móc và chế độ chăm sóc hậu phẫu. Nếu đang có ý định cấy mi sinh học để đôi hàng mi dày cong vút, chị em nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín và chăm chút mi kỹ càng đến khi mi ổn định hoàn toàn nhé.
Theo dõi các link social dưới đây để cập nhật các kiến thức làm đẹp mới nhất!
https://creativemarket.com/users/JohnsonClinic
https://justpaste.it/u/johnsonclicnic
https://musicbrainz.org/user/Johnson%20Clinic
https://orcid.org/my-orcid?orcid=0009-0006-0835-7874
https://www.zomato.com/users/vin-thm-m-quc-t-johnson-clinic-296357984/reviews