Cạo lông cân là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn bởi nó vừa dễ thực hiện, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhiều bạn lo ngại cạo lông chân sẽ khiến da bị tổn thương và lông dễ bị mọc ngược. Cùng tạp chí Beauty Nation tìm hiểu cạo lông chân có sao không và một số lưu ý khi cạo lông chân tại nhà nhé.
Cạo lông chân có sao không?
Theo các chuyên gia, cạo lông chân không phải liệu pháp hoàn hảo để loại bỏ các vùng lông mất thẩm mỹ trên cơ thể. Tuy đem lại nhiều lợi ích trước mắt nhưng việc tự cạo lông chân tại nhà lại gây ra nhiều tác động tiêu cực đến làn da và sức khỏe của nang lông.
Lợi ích của việc cạo lông chân
- Nhanh chóng loại bỏ các vùng lông rậm rạp, mọc dài tại các bộ phận không mong muốn.
- Thực hiện vô cùng đơn giản, dụng cụ phổ biến
- Tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện.
Ảnh hưởng của việc cạo lông chân
- Dễ khiến da bị mẩn đỏ, kích ứng, ngứa ngáy và nhạy cảm.
- Lỗ chân lông nở to, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm nang lông cùng nhiều bệnh lý da liễu khác.
- Lông mọc lại rất nhanh và cứng, mật độ lông dày hơn.
- Dao cạo không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm trùng, mẩn ngứa.
- Thao tác cạo không cẩn thận có thể khiến da bị trầy xước, chảy máu.
Cạo lông chân đem lại nhiều lợi ích không thể phủ nhận nhưng cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Thắc mắc cạo lông chân có sao không thì chắc chắn là có. Vì vậy, bạn nên nhận thức rõ hai mặt lợi – hại của phương pháp này trước khi thực hiện tại nhà.
Các bước cạo lông chân đúng cách
Cạo lông chân nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Dưới đây là hướng dẫn 5 bước cạo lông chân đúng cách, hạn chế tối đa tác hại có thể gặp phải:
- Bước 1: Vệ sinh chân bằng nước sạch để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và tế bào chết. Sau đó, thấm khô bằng khăn mềm.
- Bước 2: Thoa bọt cạo lông lên bề mặt da để giảm thiểu độ ma sát trong quá trình cạo, giúp thao tác diễn ra dễ dàng và trơn tru hơn.
- Bước 3: Lắp dao cạo mới đã được vệ sinh sạch sẽ để cạo xuôi theo chiều lông mọc. Bạn cạo 2 lần để loại bỏ toàn bộ nang lông một cách nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh gây trầy xước, chảy máu.
- Bước 4: Rửa chân lại với nước mát, thấm khô bằng khăn mềm.
- Bước 5: Thoa một lớp kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ lên vùng da vừa cạo lông để tránh ngứa rát, khô da.
Lưu ý quan trọng khi cạo lông chân
Sau khi nhận thức cạo lông chân có sao không, chị em cần đặc biệt chú ý đến quá trình cạo lông để tránh được các nhược điểm của nó. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ mỗi khi cạo lông chân:
Sử dụng loại dao cạo phù hợp
Lông chân nên cạo bằng dao có 3 – 4 lưỡi mới, đã được vệ sinh sát trùng kỹ càng. Tuyệt đối không tận dụng những lưỡi dao đã rỉ sét, đã qua sử dụng hoặc quá cùn.
Thao tác cạo lông chân đúng cách
Cách đưa lưỡi dao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ lông mọc lại và các rủi ro có thể xảy ra. Thay vì cạo ngược theo chiều lông mọc như cách nhiều người vẫn hay làm, bạn nên cạo từ trên xuống dưới, cạo lần lượt từ vùng dễ đến vùng khó. Tránh cạo ngược chiều lông mọc vì nó sẽ dễ gây chảy máu và lông mọc ngược vào bên trong.
Ngoài ra, nhiều người còn có thói quen cạo lông theo một đường thẳng dài từ đầu gối xuống mắt cá chân. Tuy nhiên, cách này dễ gây tổn thương chân và khó làm sạch lông ở bên dưới. Do vậy, hãy cạo lông chân theo từng đoạn ngắn, cạo đến đâu sạch đến đấy để hiệu quả rõ rệt hơn.
Cạo lông đúng thời điểm
Không nên cạo lông vào buổi sáng vì da thường khá cứng, sưng nhẹ, khó lấy hết được các nang lông. Thay vào đó, bạn nên tranh thủ buổi tối để cạo lông, sau khi tắm rửa sạch sẽ và không tiếp xúc với các tác nhân gây viêm nhiễm, kích ứng như ánh nắng mặt trời, vi khuẩn, bụi bẩn.
Tần suất cạo lông chân phù hợp
Nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên cạo lông chân quá thường xuyên. Điều này sẽ khiến da sần sùi, thô ráp hơn. Ngoài ra, cạo lông còn khiến lông mọc dày và rậm rạp hơn, Thời gian tốt nhất để cạo lông chân tính từ lần cạo trước là 2 – 3 tháng.
Chăm sóc da sau khi cạo
Sau khi cạo lông đúng cách thì bước chăm sóc da cũng quyết định rất lớn đến vẻ đẹp của làn da. Để giảm thiểu tình trạng kích ứng, mẩn ngứa, viêm chân lông, lông mọc ngược,… bạn nên thoa kem dưỡng ẩm cho da. Thường xuyên tẩy tế bào chết trước khi cạo cũng giúp da mịn màng và sáng mịn hơn.
Một số thắc mắc khi cạo lông chân
Bên cạnh câu hỏi cạo lông chân có sao không thì nhiều người cũng đặt ra nhiều thắc mắc xoay quanh phương pháp này.
Con gái có nên cạo lông chân không?
Theo các chuyên gia, cạo lông chân đem lại nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ như cải thiện tính thẩm mỹ, đảm bảo sự tự tin khi mặc đồ ngắn và ngăn ngừa các bệnh lý da liễu. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn nên triệt lông chân theo liệu trình để lông mọc lại chậm và thưa hơn, đồng thời hạn chế các rủi ro dao cạo gây ra như chảy máu, xước da, đau rát khó chịu.
Nam có nên cạo lông chân không?
Nam giới thường có lông chân rậm và dài hơn so với nữ giới do nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên, việc cạo lông chân ở nam giới là nên hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người. Nếu lông chân quá rậm, quá xoăn hoặc quá đậm màu, bạn cũng nên cạo bớt để tạo thiện cảm hơn khi mặc quần đùi, quần sooc.
Có nên cạo lông chân ở tuổi dậy thì không?
Dậy thì là thời điểm các nang lông phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên cạo, nhổ hoặc wax lông ở tuổi dậy thì vì da còn non, dễ bị kích ứng và tổn thương nếu thực hiện không đúng. Nếu muốn triệt lông. bạn nên sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để lông tự rụng bớt và thưa hơn ở những lần mọc lại tiếp theo.
Cạo lông chân có mọc lại không?
Cạo lông chân chỉ là liệu pháp loại bỏ lông chân một cách tạm thời trong 1-2 tuần chứ không duy trì hiệu quả vĩnh viễn. Do vậy, lông chân sẽ mọc lại do chu kỳ phát triển tự nhiên bên trong cơ thể. Tuy vào cơ địa và phương pháp triệt lông mà thời gian mọc lại có thể nhanh hoặc lâu hơn.
Vậy cạo lông chân có sao không? Cạo lông chân tuy sở hữu nhiều ưu điểm như nhanh gọn, dễ thực hiện nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại như da bị mẩn đỏ, lỗ chân lông to, lông mọc ngược. Do vậy, chị em nên thực hiện thật cẩn thận hoặc triệt lông bằng các phương pháp hiện đại hơn để đảm bảo tính thẩm mỹ và tránh tình trạng kích ứng da.