Bánh tráng trộn chua ngọt, nhiều topping là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết bánh tráng trộn bao nhiêu calo và liệu ăn nhiều có gây béo phì hay không? Nếu nghiện món này mà vẫn mơ hồ về những vấn đề trên thì cùng tạp chí Beauty Nation tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
Bánh tráng trộn là món ăn vặt có xuất xứ từ các tỉnh miền Tây. Trong quá trình sản xuất bánh tráng, người ta sẽ cắt bỏ phần thừa để những chiếc bánh tráng thành phẩm trông đẹp mắt hơn. Phần bánh tráng còn thừa hoặc vỡ vụn sẽ được tận dụng, kết hợp với muối tôm, sa tế, chút hành phi, bò khô, xoài nạo, lạc rang, trứng cút, rau răm… nêm nếm sẽ tạo ra món bánh tráng trộn thơm ngon, hấp dẫn.
Vậy bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Ước tính trong 100g bánh tráng trộn sẽ chứa khoảng 300 calo. Trong đó có 16g chất béo, 33g tinh bột và 5g protein. Còn lại 94,5% là chất bột đường.
Tuy mỗi vùng miền lại có một công thức chế biến bánh tráng trộn khác nhau nhưng về tổng thể thì hàm lượng calo vẫn không có sự thay đổi nhiều. Tùy vào lượng bánh bạn ăn là nhiều hay ít thì mức calo sẽ có sự chênh lệch.
Ăn bánh tráng trộn có béo không?
Mỗi ngày, một người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1.800 – 2.000 calo để cơ thể duy trì sự sống và phát triển bình thường. Trong khi đó, ăn 1 bịch bánh tráng trộn (200g) đồng nghĩa với việc cơ thể đã nạp khoảng 600 calo, tương đương ⅓ tổng lượng calo cần thiết.. Do vậy, nếu ăn nhiều bánh tráng trộn, bạn hoàn toàn có nguy cơ tăng cân và béo phì.
Bánh tráng trộn chứa nhiều chất bột đường, chất béo nhưng rất nghèo chất xơ. Nếu chỉ ăn bánh tráng mà bỏ quên các loại dưỡng chất khác thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng dư thừa chất béo. Chưa kể trong bánh tráng trộn còn chứa nhiều dầu điều – một dưỡng chất có chứa nhiều axit béo no. Đây là thủ phạm khiến cơ thể dễ bị tăng cân đột ngột.
Vì thế nên ăn bánh trộn có béo không thì chắc chắn là CÓ nếu bạn ăn nhiều. Ngoài các vấn đề về cân nặng, ăn nhiều bánh tráng trộn còn gây nên hiện tượng oxy hóa không tốt cho sức khỏe. Nếu đang giảm cân hoặc giữ dáng thì bạn nên hạn chế ăn bánh tráng trộn.
Công thức làm bánh tráng trộn không gây tăng cân
Bánh tráng trộn được chế biến từ những nguyên liệu rất đơn giản, dễ kiếm. Bạn có thể tự làm món bánh tráng tại nhà với các nguyên vật liệu gồm:
- Bánh tráng chọn loại dai, không quá nát.
- Bò khô, tép khô (nếu có).
- Hành phi, lạc rang
- Xoài xanh (nên lựa quả chua).
- 3 quả quất hoặc 2 lát chanh.
- Trứng cút (luộc chín rồi lột vỏ)
- Ớt bột, muối ớt, dầu điều.
Cách thực hiện:
- Cắt bánh tráng thành những sợi dài vừa ăn.
- Đổ bánh tráng vào tô lớn, trộn cùng một chút sa tế và dầu điều.
- Thêm các nguyên liệu gồm muối ớt, bò khô, hành phi, lạc rang, trứng cút vào tô, trộn lên.
- Vắt quất hoặc chanh vào bát để sợi bánh mềm và thấm đẫm gia vị.
- Đổ xoài bào sợi vào trộn cùng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Rải đều lạc rang lên bánh tráng và thưởng thức.
Một số lưu ý khi ăn bánh tráng trộn tránh gây hại cho sức khỏe
Dù rất bắt vị và thơm ngon nhưng bánh tráng trộn vẫn có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe nếu bạn ăn vô tội vạ. Để tránh những tác động tiêu cực từ món ăn này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ nên ăn bánh tráng trộn 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần tối đa 50g.
- Nên uống nhiều nước trước khi ăn,
- Thời điểm lý tưởng để ăn bánh tráng là trước bữa chính khoảng 1 giờ.
- Ăn bánh tráng cùng nhiều rau củ giàu vitamin C và chất xơ.
- Hạn chế ăn bánh tráng vào buổi tối muộn, gây áp lực lên hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Nếu có thể, hãy tự chế biến món bánh tráng trộn tại nhà để đảm bảo vệ sinh và kiểm soát lượng calo từ món ăn này.
- Tăng cường vận động, thể dục thể thao để duy trì vóc dáng cân đối, thon gọn.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề bánh tráng trộn bao nhiêu calo và ăn nhiều có gây béo phì hay không. Bánh tráng có thể gây tăng cân nếu ăn quá nhiều. Do vậy, bạn nên ăn uống điều độ, kết hợp bổ sung các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe để hạn chế tình trạng “nghiện” bánh tráng.